Còn các mẫu chip của Apple dù luôn thua kém Android về số nhân hay xung nhịp nhưng lại có hiệu năng single core (đơn nhân) vượt trội. Khi Google vẫn chưa thể tối ưu cho Android để phát huy tối đa tiềm năng của đa nhân - và khi ứng dụng di động vẫn được ưu tiên cho iOS đầu tiên, lợi thế về xung nhịp cũng như thiết kế GPU độc quyền đã luôn giúp iPhone vượt mặt các mẫu Android đầu bảng về các yếu tố có thể cảm nhận được trong trải nghiệm sử dụng: độ mượt, tốc độ load game, độ ổn định...
Những khía cạnh khác của cuộc chiến cấu hình cũng không có câu trả lời rõ ràng. Các hãng đua nhau khoe chỉ số này, khảo sát nọ để chứng minh camera của mình là tốt nhất, nhưng một lần nữa, camera iPhone vẫn là đủ tốt để fan hâm mộ có thể trầm trồ (và hiển nhiên là không khác biệt đến mức "một trời một vực" khi sánh cùng Google Pixel hay Galaxy S8). Còn bộ nhớ của điện thoại giờ cũng đã không còn thiếu thốn đến mức khó chịu, nhất là khi phần đông người mua sẽ lựa chọn phiên bản có giá thấp nhất.
Nói cách khác, Apple không có mấy lý do để phải sợ hãi nhún nhường trước các đối thủ Android trên khía cạnh phần cứng. Công ty của Steve Jobs hiểu rõ ràng rằng trải nghiệm thực sự của người dùng cuối mới là quan trọng nhất. Cho đến lúc này, phần cứng iPhone vẫn là thừa đủ để đưa ra trải nghiệm hấp dẫn cho iFan.
Bởi vậy nên bất cứ sự kiện iPhone nào cũng có phần dành cho chip, màn hình và camera. Đừng bao giờ nghĩ Apple không biết quảng bá cấu hình.
Nhưng chỉ có duy nhất thông số RAM là không được công bố. Lý do không nằm ở những câu trả lời "có vẻ nguy hiểm" như "thông số không quan trọng", "cuộc đua cấu hình vô nghĩa" v...v... Trái lại, lý do là bởi, thiếu RAM có thể ảnh hưởng một cách rõ rệt tới trải nghiệm iPhone.
Minh chứng điển hình nhất: Galaxy S6 vs iPhone 6. Tại thời điểm chiếc iPhone cỡ lớn đầu tiên ra đời, Apple có lẽ đã dự đoán rất đúng rằng người dùng vì thèm màn hình nên sẽ bỏ qua tất cả. Kết quả là iPhone 6 chỉ có 1GB RAM (và đầy lỗi).
Kết quả là nếu bạn mở quá nhiều tab trên Safari, iPhone 6 và 6 Plus sẽ thường xuyên refresh lại tab cũ mỗi lần bạn chuyển qua chuyển lại. Hiện tượng này xảy ra là do mỗi khi hết RAM, iOS sẽ "ngầm" đóng tiến trình của tab cũ để giải phóng RAM dùng cho các ứng dụng/tab trình duyệt mới. Khi bạn trở lại tab đã bị đóng "ngầm", Safari buộc phải tải lại trang đã mở từ đầu.
Bên cạnh điểm yếu rõ ràng bị thể hiện trên Safari, theo trải nghiệm cá nhân của tôi, mức độ app bị khởi động lại từ đầu thay vì hồi phục từ trạng thái cũ trên iPhone 6 Plus cũng cao hơn hẳn so với chiếc iPhone 7 đang sử dụng. Ví dụ, đang ở trong bài post của một người bạn trong ứng dụng Facebook, tôi thoát ra ngoài chạy một số ứng dụng khác, đến khi mở lại Facebook từ màn hình Home thì ứng dụng load lại từ đầu, đưa tôi ra News Feed.
Như bạn có thể đoán ra, Galaxy S6 edge sẽ không gặp phải vấn đề tương tự.
Thật đáng mừng rằng từ iPhone 6s trở đi, dung lượng RAM từ 2GB trở lên đã giúp cho vấn đề refresh tab/khởi động lại ứng dụng được giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, tôi vẫn nghi ngờ rằng một người dùng nào đó đủ "lười" để mở hàng chục tab trên trình duyệt di động vẫn sẽ cảm nhận được tác hại của dung lượng RAM ít ỏi trên iPhone.
Bởi vậy nên Tim Cook chẳng bao giờ nói đến dung lượng RAM của iPhone. Ông hiểu rằng đây là một trong rất ít những điểm yếu về cấu hình có thể gây tác dụng tiêu cực lên trải nghiệm của người mua.
Theo GenK
" alt=""/>Đây mới là lý do thực sự khiến Apple không bao giờ công bố dung lượng RAM trên iPhoneHãng thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba đang thử nghiệm một nền tảng blockchain để theo dõi chuỗi cung ứng trong đấu thầu nhằm ngăn chặn gian lận thực phẩm.
Chương trình thí điểm mới sẽ sử dụng khuôn khổ tin cậy thực phẩm (Food Trust Framework) dựa trên blockchain để theo dõi các lô hàng quốc tế đến Trung Quốc từ hãng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Úc Blackmores và nhà sản xuất sữa Fonterra của New Zealand thông qua chi nhánh thương mại điện tử T-Mall của Alibaba, theo tin tức từ ZDNet hôm thứ Sáu.
Tin tức này tiếp theo sau sự phát triển công nghệ kéo dài một năm của nền tảng kể từ khi Alibaba Australia lần đầu tiên công bố hợp tác với PwC và Blackmores vào tháng 3 năm 2017 để phát triển hệ thống nhằm chống lại sự lây lan của các sản phẩm giả mạo.
" alt=""/>Alibaba nâng cấp nền tảng blockchain chống gian lận thực phẩm sang giai đoạn thử nghiệmNhờ vào việc ghi nhận hàng triệu email spam được gửi qua Gmail trước đây, Google đã có thể xây dựng trí thông minh nhân tạo để nhận dạng nhanh chóng các tin nhắn độc hại và các tin nhắn rác và tự động chặn chúng. Như cách mà hệ thống miễn dịch của con người mạnh lên với vi rút mà nó đã gặp từ trước.
Ngoài ra, Google còn sử dụng phần mềm quét các trang độc hại Browsing Safe Browsing, cảnh báo mọi người khi họ định nhấp vào một trang web không an toàn hoặc trang có phần mềm độc hại. Trong Gmail, nó sẽ cảnh báo về các URL và đường dẫn lừa đảo trực tuyến.
Gmail cũng sẽ thêm cảnh báo cho các công ty khi nhân viên của họ sắp gửi email ra bên ngoài công ty. Tính năng này hy vọng ngăn chặn các hiểm họa về mail khi tài khoản vô tình bị tấn công. Cảnh báo của Gmail cũng sử dụng AI để hiểu được những người bạn thường xuyên gửi email, các cảnh báo sẽ không xuất hiện với những thư như vậy.
Tính năng cuối cùng này chỉ có sẵn cho khách hàng doanh nghiệp của Gmail. Quản trị viên sẽ có tùy chọn để tắt cảnh báo này.
Theo Zing
" alt=""/>Gmail trang bị AI để lọc email rác, độc hại